… nói chuyện hơi dư thừa, từ người lau nhà, đến tổng thống tất cả đều
phải học và hành. Lành nghề nhanh hay chậm do khả năng lãnh hội và tài
ứng biến của từng người. Ai đã từng trải qua nghề nghiệp tương tự thì có
nhiều thuận lợi khi bước vào nghề mới, tiết kiệm được cả thời gian lẫn
tiền bạc và làm việc có hiệu quả hơn. Chóng quên có khi là một chọn lựa
của truyền thông; ông Obama lên tổng thống như một bước lên trời, chưa
bao giờ cầm tiền triệu, chưa bao giờ điều hành một công ty lợi ích nào
có công nhân viên dưới vài ba người. Ai cũng biết ông Trump làm kinh
doanh thành công trên 30, 40 năm, điều hành hơn 500 công ty kể cả một số
công ty mang tên ông ở một số nước trên thế giới, công nhân viên chức
đủ loại hang chục ngàn người. Báo đời hết nói ông ngu, khùng bây
giờ đến ông không biết gì, chưa hề đọc HP, không biết tương quan quyền
lực của tam quyền, khả năng điều hành công ty khác hẳn – nghĩa kinh
nghiệm may mươi năm không dùng được chỗ nào! Ôi sao mà nghe như ông ta
từ Somalia mới đến! Làm báo thế này e bị đuổi việc như chơi! Sao không
chịu nói thật ông hơn hẳn người tiền nhiệm, ít ra trong lĩnh vực kinh tế
và quân luật (vì ông tốt nghiệp trường quân đội nữa). Sao không chịu
nói kinh nghiệm và nghệ thuật lãnh đạo không dính chết với bất kỳ ngành
nào bỡi nó thuộc nhân sự chứ không thuộc kỹ thuật. Nhưng nói đúng như
vậy thì lại e không có gì hấp dẫn và nhất là, có khi không thoả nếu có
cái gai trong lòng. Ông nói rằng việc làm nhiều hơn ông ta tưởng, cũng
là chuyện rất bình thường, không có gì đáng để đem ra chê biếm cả.
Người ta xem 100 ngày qua ông Trump học và làm bằng 3 cặp mắt khác nhau: Cặp mắt kính xhcn, tự do tư bản và mắt trần bình dân, không phe đảng:
Tỉ lệ người ủng hộ đến nay vẫn không có gì thay đổi đáng kể 93% - 96%, tức là khoảng trên dưới 43% - 44%. Điều đó cho thấy nếu bầu cử hôm nay ông Trump vẫn thắng lớn.
Mắt trần, ai cũng biết, ông Trump thắng một phần nhờ cách hành xử của ông như một người rất bình thường - nhìn vấn đề như chính vấn đề, nói như nghĩ - người làm chính trị chuyên nghiệp muốn nói và làm trở lại như người bình thường không phải dễ. Chuyện khó tin nhưng đó là sự thật. Đòi hỏi ông ta phải nói và làm như các người tiền nhiệm quả là điều kỳ lạ. HP không đặt ra nguyên tắc ăn nói, hay hành xử dành cho tổng thống thì sao gọi rằng phi nguyên tắc. Không phải mới đây mà từ khi tuyên bố tranh cử đến khi làm tổng thống ông đã nhắc đi nhắc lại rằng ông không cho kẻ thù biết ông sẽ làm gì (unpredictable), và ông cũng từng nói vừa cứng rắn nhưng cũng vừa mềm dẽo (flexible). Vậy thì những gì mà người ta thấy bất thường ở ông tự nó đã là bình thường chứ còn gì. Ông Trump đã là Trump trước khi người ta biết ông chứ không phải đến nay ông mới trở thành.
I. Học và làm
Bổ nhiệm Thẩm phán Tối cao Pháp viện Neil Gorsuch cũng là một trong những điều kiện ông Trump đã đặt trước khi thắng cử. Thượng viện đã thông qua 54 thay vì 60 phiếu như thường lệ không phải do CH mà là do Chủ tịch Thượng viện DC, lão nghị sĩ Harry Reid đã bỏ luật chơi 60 phiếu, chỉ dùng 51 cho tiện tay thao túng lúc lưỡng viện QH do DC nắm đa số, chẳng may bây giờ thuộc về CH. Tuy vậy, CH cũng kêu gọi DC tham gia cho đủ 60 phiếu, nhưng Chủ tịch DC thượng viện, Chuck Schumer một mực đe dọa sẽ chống bằng filibuster nên CH đành xài lại luật chơi của DC 51 phiếu. Không biết, CH có gửi thư cảm ơn ông Reid chưa.
Mắt trần thấy ông Trump khhác với những người tiền nhiệm, ông vạch ra từng mục và theo đó mà làm:
Dẹp bỏ và thay thế Obamacare – không dẹp thì Obamacare cũng tự chết; lần đầu thiếu phiếu thông qua ở QH, thất bại hay chơi game chính trị trì hoãn cũng chưa biết chắc vì ngày bầu cử 2018 còn xa; một bước lui hai ba bước tới không chừng.
Bức tường sớm muộn cũng sẽ xây, dĩ nhiên Mễ sẽ không cầm cái check mấy tỉ đưa cho Mỹ như quí vị nghĩ theo kiểu buôn bán thông thường. Cái lỗ hổng tổ bố mỗi năm Mỹ thâm thủng 60 tỉ do mậu dịch NAPTA còn đó mà lo gì.
NAPTA: Ông Trump mới hù lập lờ nửa bỏ nửa không hiệp ước này, nghe đâu Canada và Mễ đã gọi điện xin tái đàm phán. Ông Trump đã OK. Cái goal (gôn) đã đạt sẵn chỉ chờ ngày đá bong vào mà thôi. TPP đã chết ngủm ngay sau khi ông Trump nhậm chức.
Còn di dân lậu tràn vào biên giới đã giảm 61 %, chính phủ liên bang đang mở từng trang sách luật di dân và ráo riết thi hành thẳng thắn, bất hợp pháp hay không có giấy tờ cũng một người thôi, tội phạm thì sẽ bị trục xuất. Thành công hay không tùy hoàn cảnh có thuận lợi hay không, tùy ở sự hợp tác của hai đảng ở Lập pháp, và tùy cái nhìn của mỗi người, nhưng có điều là không thể bài bác là ông Trump hứa và đang nổ lực thực hiện như lời hứa.
II. Chỉ trích:
Ngay cả Khổng Tử, được tôn là Vạn Thế Sư Biểu còn có khuyết điểm huống chi là một người lãnh đạo quốc gia hay đoàn thể. Có điều quan trọng là người lãnh đưa đất nước đi về đâu. Điều này, nhất là người Việt nam cao niên vong quốc đang ở khắp nơi trên thế giới rõ hơn ai hết. Những khuyết điểm lặt vặt thuộc cá nhân người lãnh đạo không phải là vấn đề tồn vong của một dân tộc, bỡi ở đây ở HK họ không phải là “cha già” và người dân không phải là những môn đồ của một tôn giáo.
Truyền thông và những người được gọi là chuyên gia không hẳn là trình độ kém, nhưng sự đánh giá và những con số đưa ra lại là vấn đề khác bỡi trong đó còn có yếu tố then chốt khác đó là người làm ra mang kính màu gì và đứng ở phía nào. Tất cả những con số hơn một năm rưởi trước ngày bầu cử đã cho bà cho bà Clinton leo cây, ăn bánh vẽ thì không có lý do gì bây giờ nó có thể hoàn toàn được tin tưởng trong lúc hệ thống ấy chưa cải tổ, cập nhật hoá. Những con số không biết nói và người tranh biện tay đôi không có mặt. Hơn nữa, thời buổi đã khác, kiểu thăm dò theo lối cũ đã lỗi thời vì ngày nay mỗi người là một trung tâm thông tin tự do chỉ cần một cái máy nhỏ trong lòng bàn tay. Trong lịch sử loài người, từ lúc chưa hình thành một hoạt động cho đến có tổ chức, truyền thông đã giúp cho xã hội nhưng cũng tàn phá xã hội không ít bỡi cái yếu tố then chốt nói trên – ngày nay lại càng lợi hại hơn, nhất là bất cứ khi nào và ở đâu truyền thông trở thành bộ phận tuyên truyền của một bên. Và hiện nay ở HK, tuyệt đại đa số TTDC đã rõ ràng nằm trong túi của cánh tả (Liberal) Cấp tiến (Progressive) từ lâu(*1). (xem them đồ biểu cuối bài) Khoảng 1964 – 1992, CH thắng ghế tổng thống 5 lần so với DC 3 lần. Nhưng nếu chỉ đếm phiếu của truyền thông thì DC thắng mãi. Có thể suy ra rằng truyền thông tuy có sức mạnh ngu hoá quần chúng bằng cách tắt đèn bên kia vách thì cũng chưa chắc đã hoàn toàn có lợi cho phe ta, bỡi đứng trong tối sẽ thấy rõ hết những sai lầm nơi có ánh sáng. Thế nên độc giả thời nay ngày càng khổ hơn xưa, cần phải cảnh giác; nghe, xem là một việc nhưng muốn biết hư thực thì chỉ có một cách đó là bình tĩnh đứng trên lề thay vì xuống đường theo dòng chảy của xe cộ theo một chiều trái hay phải.
Ông Trump coi thường và tấn công truyền thông? Điều này rõ ràng có thật và cũng không có thật. Obama cũng thường đã công kích đài Fox new nhiều lần, và đã hành xử rất tệ đối với phóng viên Jame Rosen (2013). Anh ta bị ghép tội và ra ngành tư pháp Obama ra lệnh theo dõi toàn bộ gmail của anh ta 20 đường dây điện thoại liên lạc kể cả người gia đình như mẹ của anh ở New York. Khi mọi việc sáng tỏ Bộ trưởng tư pháp chỉ tỏ ra hối tiếc. Nay đến ông Trump chưa lạm dụng quyền hành như thế. Ông đối diện chỉ thẳng mặt truyền thông làm tin giả. Loại truyền thông không trung thực, bất lương (dishonest), cho dù ông Trump có quì gối xin quí ngài tha cho con, thì chắc chắn quí vị này sẽ cười nghiêng ngữa. Còn hai thái độ để chọn lựa, một là lầm lũi chịu thua để cho truyền thông bất lương thao túng,; hai là người lãnh đạo quốc gia đứng thẳng lưng, vạch mặt, chỉ tên loại truyền thông vô trách nhiệm - chứ không dùng quyền lực chơi trò bẩn. Ông Trump đã chọn thái độ đấu thẳng, truyền thông cần có cơ hội kiểm tra lại việc làm của họ hàng trăm năm nay mà sửa đổi. Cuộc đối đầu này hoàn toàn đáng hoanh nghênh, bỡi người lãnh đạo đất nước cần sửa trị xã hội và truyền thông không phải là bộ phận tách rời không có trách nhiệm gì đối với xã hội. Khi truyền thông tự biến mình thành công cụ của phe đảng, quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn nguy hiểm hơn chiến tranh quân sự nhất thời. Người dân đang nhờ truyền thông để có sự hiểu biết trung thực, nhưng khi nó khi trở thành công cụ tuyên truyền của phe đảng, nó lại ngu hoá họ. Khi ấy nếu nó không là kẻ thù của dân chúng thì là gì? Ông Trump chỉ vạch riêng truyền thông tin giả (fake new), bất lương (dishonest) mà thôi.
Trở lại vấn đề, nếu thật sự muốn góp phần xây dựng xã hội an bình, thịnh vượng, trong thời buổi xã hội càng rối ren, người ta càng cần một cái nhìn trung thực khách quan. Điều này thật không dễ kiếm chút nào bỡi “đạo” trong long người ngày nay có khi đã thay bằng đảng
Xung đột, phân hoá xã hội?
Nhìn thẳng thắn vào xã hội Hoa Kỳ bằng mắt trần người ta thấy gì? Xã hội rối ren, xáo trộn mạnh hơn từ khi tổng thống Trump nhậm chức đến nay - đã qua 100 ngày, là điều không ai mà không thấy; hầu như tuần nào cũng có cũng có biều tình, nhìn kỹ các đám biểu tình với mắt trầnsẽ rõ họ là ai. Bên ngoài những nước thù nghịch xưa nay như Iran, Bắc Hàn tiếp tục thử vũ khí vi phạm các nghị quyết, và hăm dọa, kích động dân chúng đốt cờ Mỹ, đòi giết Mỹ như xưa nay. Chiến trường ISIS vẫn đang tiếp diễn ở Trung đông, Syria vẫn còn bãi sình, chứng tích sau lằn ranh đỏ của ông Obama; di dân HG kể cả từ nhiều nơi không có hồ sơ cá nhân, cá nhân không có đến một mảnh giấy tùy thân, tràn ngập khắp Châu Âu. Liên hiệp Âu châu đang ấp ủ những căn bệnh tập thể hoá trong lúc chuẩn bị lên toàn cầu hoá nay còn thêm vấn nạn di dân khiến dân Anh ly khai – Brexit, Người Pháp cũng đang thức tỉnh trước nguy cơ xã nghĩa… Đúng, những bất ổn khắp nơi không kể hết.
Bằng cặp kính nào, người ta nằng nặc cho rằng tất cả những xung đột trong xã hội khắp nơi trong ngoài do “đặc điểm” của ông Trump mà ra. Bằng mắt trần sẽ nhận ra sự thật đơn giản là xã hội có rối ren mới có giải quyết, có giải quyết Cấp tiến mới gây được phong trào. Obama xây dựng nhằm tạo nền tảng tạo điều kiện cho con đường Cấp tiến thiên về xhcn, toàn cầu chủ nghĩa mà cụ xã nghĩa Bernie Sander đại diện, cho nên bà Clinton cũng một mực cho rằng bà lá Cấp tiến. Phong trào xã nghiã Sander chưa đủ mạnh và bà Clinton choàng tay ông trọn. Tình hình ấy đã đẻ ra một ông Trump trong chính trường để bẻ tay lái trở lại.
Nhìn quả thì biết nhân, nhìn nhân thì biết quả; ông Trump mới làm việc qua trên 100 ngày, nói nhân thì thời gian chưa đủ để ra quả, và quả bây giờ đang có không phải ở nhân chừng ấy ngày mà nên được. Câu hỏi để nghiên cứu vấn đề là:
8 năm qua hố sâu chia rẽ xã hội có cơ hội và được đào ra sâu rộng hơn. Obama nhậm chức chưa bao lâu, sau câu nói cảnh sát “ngu ngốc” trước khi ông chưa biết sự tình xảy ra không phải vậy. Dù anh cảnh sát được mời lên WH để uống bia giải hoà, dân Mỹ đen mất thiện cảm đối với cảnh sát đã bắt đầu mọc mầm; rồi qua các vụ mấy người Mỹ da đen bị bắn, ông cũng ra cho vài câu trong khi chưa rõ sự thật, và ngay sau đó các cuộc xuống đường chống da trắng, chống cảnh sát nhen nhúm và sau cùng là phong trào “Mạng Dân Da Đen Đáng Kể” hình thành và bùng phát. Còn chia rẽ giai cấp, người ta có thể nhìn thấy nhất định sẽ xảy ra vì đường lối cấp tiến xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ. Obama đã từng lặp đi lặp lại đòi “fair share, fare shot”; thúc đẩy đấu tranh kể cả những thứ Mỹ đã có từ lâu: đòi “nam nữ bình quyền”, việc “làm như nhau - trả lương như nhau” (equal work, equal pay), làm “thời gian bằng nhau, trả lương bằng nhau” (equal time - equal pay), tổ chức nhóm đại diện 99% chống 1%, không ngừng đòi tăng thuế người giàu lo cho dân nghèo, … thật ra đây có khác gì đấu tranh đánh “tư sản” mà Việt nam đã làm. Ở HK, nhờ dân trí cao nên có lẽ nền tự do tư bản còn lâu mới bị đánh sập, nhưng dù sao thì nó cũng làm cho xã hội bầm giập không ít. Tôn giáo cũng bị chia rẽ nhất là khi ông Obama và DC không bao giờ chịu nhận “HG cực đoan”, trong khi người dân vô tội chết vì khủng bố HG cực đoan trước mắt họ. Di dân bất hợp pháp thì đổi tên gọi đồng hoá người “không có giấy tờ” và lập ra thành phố bảo hộ để dung dưỡng…
Chính những sự thật rõ ràng trước mắt không thể che đậy đã gây nên làn sóng phẩn nộ cho người dân Mỹ, những người yêu nước chân chính, lo làm ăn, đóng thuế và có tư tưởng giữ gìn biên cương, duy trì tự do tư bản, văn hoá xã hội và sự an bình thịnh vượng. Thay vì toàn thể nổi dậy thành chiến lũy dân sự thì họ chỉ nhờ một ông Trump đại diện làm thay cho họ.
Đôt đuốc đi tìm xem có lãnh đạo nào không nói dối
Người tiền nhiệm của ông Trump có nói dối không? Dĩ nhiên là có kể cả nói dối đem đến hậu quả tai hại, điển hình như Bengahzi, Obamacare, khủng bố ISIS (JV Team). . . Ông Trump nói có phiếu cử tri bất hợp pháp là đúng, chỉ có sai con số ước tính; Obama ra lệnh nghe lén ông; ngay thời điểm này câu trả lời là không - chưa biết kết quả điều tra sẽ ra sao vì đã lòi ra là bên chính quyền Obama đã theo dõi đội của ông Trump; nội vụ còn đang điều tra xem ai là người có tội tiết lộ danh tánh người Mỹ. Bà Susan Rice Đại sứ UN và sau là Cố vấn an ninh quốc gia cho Obama đang bị Quốc hội gọi ra điều trần, nhưng không hiểu sao lại từ chối. Ông Trump không biết ngay tình hình ở các nước có khủng bố có nguy cơ xâm nhập HK để ra sắc lệnh. Dĩ nhiên ông đã dựa vào tài liệu từ chính phủ Obama - chứ không phải ông đổ thừa cho Obama.
Về kinh tế, bất kỳ người dân Mỹ nào kể cả những người không thích hay ghét cay ghét đắng ông Trump cũng đều thấy ông làm việc rất năng nổ ngay sau ngày nhậm chức. thành quả mà ông Trump mang lại rất rõ rệt, ông đã trực tiếp làm việc với các hảng xưởng lớn nhỏ, việc làm gia tăng, công nhân xe hơi, mỏ than đã sống lại, ông đã vực dậy niềm tin của giới kinh doanh, những chi tiết vụn vặt không đánh ngã được tiềm năng kinh tế tư bản nhiều hứa hẹn hơn kinh tế đã hướng về xã nghĩa mấy năm qua. Tất cả chính sách của Trump đều xoay quanh trục tư bản chủ nghĩa, quốc gia, dân chúng trên hết (USA, American First)
Ông Trump trước khi bầu cử và sau khi bầu cử cũng là Trump, người ta quá biết ông - một người kinh doanh, làm việc và muốn chứng minh có kết quả, nghĩ gì nói nấy, lời thô không vì ai mà bất trung với mình, không chính trị phải đạo. Ông đã tuyên bố khi bổ nhiệm quí vị trong nội các rằng đừng lo tới ông, hãy cứ nói những gì mình nghĩ. Lối lãnh đạo này chỉ Trump mới có, lấy kết quả của nhiều ý kiến trung thực, khác nhau, đối chọi nhau để làm quyết định; cái gì cũng dạ vâng coi chừng bị đuổi sớm.
NATO, khi vận động ông Trump nói NATO hoạt động không đạt đến yêu cầu so với tiềm năng của nó; lỗi thời, bất công với HK, đóng góp của các thành viên không cân xứng. Bây giờ nói hết lỗi thời. Có gì sai? Thưa KHÔNG SAI ạ. NATO thành lập từ 4/4/1949 đến 2016 là 67 năm, tình hình thế giới bây giờ đã khác rất nhiều, nếu không nói nó lỗi thời (không hợp thời) và cần cập nhật thì có từ gì đúng hơn? Không có vị tổng thống nào nghĩ đến, hay xem xét lại về hoạt động cũng như kinh phí. Chỉ có Trump mới thấy điều này, và khi đã cập nhật – tổ chức này hoan nghênh đề nghị của ông, chịu tăng cường hoạt động tham gia chống khủng bố, và mỗi thành viên đã đồng ý đóng góp thêm để HK bớt còng lưng gánh thay. Như vậy tuyên bố “hết lỗi thời” sau khi đã cập nhật hoá thì sao gọi rằng sai? Đâu có phải lật lọng nhưng loại truyền thông bất lương vội vàng xuyên tạc. NAPTA cũng vậy, chỉ có Trump mới thấy lỗi thời và đe dọa bỏ để chiếm thế thượng phong, tái thương thảo để được công bằng hơn cho dân Mỹ, trong đó có người Việt, không hiểu sao phe ta lại chỉ trích!
Đối với bạn và thù của Mỹ, dân Việt nam đã có bài học xương máu, “Mỹ không có bạn cũng chẳng có thù mà chỉ có quyền lợi”. Đứng về phía Mỹ, mục tiêu đối ngoại đâu phải lúc nào cũng làm làm thầy sửa trị lãnh đạo thế giới. Những tên độc tài từ Putin, Tập Cận Bình đến Kim Jong Ủn … mấy cụ bà bán cốc ổi vỉa hè Bolsa cũng biết, lẽ nào ông Trump lại không biết! Nói gì, nói trong hoàn cảnh nào, lúc nào, ở đâu và có lợi gì mới là điều quan trọng.
Đúng ông Trump khen Putin là lãnh đạo mạnh của dân nước họ, nhưng đâu có khi nào khen Putin là người có đạo đức. Khen để làm gì? Sao ta không nghĩ đến có thể phe Trump đã dùng một ná hai chim, có thể đội ngũ của ông đã ngửi được Nga hack vào bầu cử nên cố né và cho Putin một hy vọng chờ Trump đắc cử để nối quan hệ đã trở nên tồi tệ dưói thời Obama. Đấu trường sân khấu tự do, sao lại trách ai ma lanh!
Chỉ trích TC đã ăn hiếp HK, đã thao túng tiền tệ… Nhưng rồi gặp họ Tập tại nhà lại vừa phô diễn sức mạnh quân sự và quyết định táo bạo đánh Syria và báo cho Tập biết ngay trong bữa ăn tối - vừa đe vừa dỗ ngọt bằng đứa cháu ngoại hát tiếng Tàu; hôm sau vừa khen ông Tập là người tốt, ông yêu đất nước và dân tộc của ông, tin ông làm việc đúng. . . và vừa tuyên bố bỏ câu “không thao túng tiền tệ”, vừa mang hàng không mẫu hạm dạo Biển Đông để đồi lấy TC phải có thái độ dứt khoát với BHàn. . . Tất cả có phải là một chuỗi hành động ngẫu nhiên không? TC đã được thử mùi rượu Trump, đã có phản ứng tốt ở UN và đối với BH, khác với mấy thập niên của những người tiền nhiệm. Dĩ nhiên là đường còn dài, còn nhiều rắc rối và có thể có những biến cố bất ngờ. Tập đã được đưa lên ghế cao hơn vị trí của mình, liệu hắn có giữ được không? Tương tự như thế, ngoại giao cũng là một mặt trận. Độc giả có cần không một thái độ bình tĩnh xem động tịnh và tự hỏi vì sao, đàng sau những chiến thuật ấy là gì thay vì nhìn những chi tiết vụn vặt mà chê trách, mỉa mai? Chiến sự còn dài.
Kim Jong Ủn, người phiên dịch không cẩn thận có khi sẽ hỏng câu nguyên văn của người nói, và còn có tác dụng đáng tiếc. Các bài báo còn ấm: NBC New ra ngày (30/4/1) tựa: Trump on North Korea’s Kim Jong Un: ‘He’s a Pretty Smart Cookie’; CNN (2/5/17) tựa: Trump: I'd be 'honored' to meet Kim Jong Un under 'right circumstances' The Blaze (1/5/17) tựa: “Trump praises North Korean dictator Kim Jong Un’s intelligence”. Tất cả đều lặp lại lời nói của ông Trump đối với vấn đề Bắc Hàn. Trong đó đặc biệt có chữ “praise” (khen); “Pretty Smart Cookies” (“một kẻ khá tinh ranh”); “would be honored to do it… (có thể nghiêm túc thực hiện …) (câu điều kiện giả thuyết việc có thể xảy ra. Honor: tính chính trực, liêm chính; phần thưởng, sự biệt đãi, Honor (động từ): phong, ban sự biệt đãi hay phần thưởng; cảm hay tỏ thái độc chính trực)
Khi được hỏi ông nghĩ gì về kẻ thống trị Vương quốc khép kín Kim Jong Un, ông Trump trả lời nguyên văn như sau: “Tôi có nghĩ đên - thật vậy, - không bình phẩm gì. người ta nói rằng, Đầu óc hắn có lành mạnh không?. Tôi không có ý kiến. Tôi có thể cho bạn biết, và nhiều người không thích những điều tôi nói, nhưng hắn là người còn trẻ chừng 26, 27 tuổi khi hắn thừa kế di sản của cha hắn khi cha hắn chết. Hắn đương đầu với những người rất ư cứng cỏi, đặc biệt như các tướng tá và những quan chức khác. “Kim jong Un bây giờ 33 tuổi, có thể tóm thâu quyền lực ở cái tuổi rất trẻ”. “Nhiều người, tôi tin chắc, đã tìm cách tuớc lấy quyền lực ấy, hoặc chú bác của hắn hoặc kẻ khác, và hắn có đã có đủ khả năng giữ lấy”. “Như thế, rõ ràng hắn là một kẻ khá tinh ranh” . “chúng ta không thể để tiếp diễn những gì đã kéo dài nhiều năm qua” và ông cũng kết luận rằng vấn đề “lẽ ra phải được giải quyết dứt khoát” do một trong ba vị tổng thống tiền nhiệm. Khi được hỏi có khi nào sử dụng biện pháp quân sự chống lại B. Hàn, và ông Trump đã không loại bò: “Chúng ta sẽ xem sao” Ông cũng trả lời: “Trong điều kiện thích hợp cho tôi gặp hắn, nhất định tôi sẽ, tôi sẽ nghiêm túc thực hiện. Nếu tình huống, tôi lặp lại, trong tình huống thích đáng. Và tôi có thể làm đều đó”
Như vậy, ông Trump nào tỏ thiện cảm với Ủn và ông Trump nào nói “đó là một vinh dự”?! Chữ honor đâu phải lúc nào cũng có nghĩa là “vinh dự”, nó còn nhiều nghĩa khác để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau đấy. (*2)
Nói đến điều đúng sai chứ không phải nói đến tình, ông Trump hay chính phủ hiện nay đâu có tự đặt ra luật. Trục xuất di dân bất hợp pháp phạm tội là làm theo sách luật có sẵn mà lâu nay các ông trước không làm. Thi hành luật pháp nghiêm minh, tổng thống đâu có sai? Người công dân Mỹ chính gốc, khi phạm tội cũng bị bắt tù đày, cách biệt gia đình, cha mẹ vợ chồng, con cái có khi gần, có khi xa, cũng y như vậy sao không thấy ai nói? Chỉ có người bất hợp pháp mới lo sợ là phải lẽ rồi bỡi đơn giản là từ đầu họ đâu có quyền ở đây. Cảnh sát di trú liên bang không đi bắt thì có chọn lựa nào khác để giải quyết vấn đề?
Không có cặp mắt kính, người ta mới thấy lối chơi của ông Trump là đặt cái goal (gôn) thật chắc trước: “Tái thiết mọi mặt làm cho Quốc gia tự do tư bản vĩ đại trở lại, và đội bóng tự do phô diễn hết tài năng và chiến thuật đá sao cho cuối cùng bóng vào goal. Cầu thủ không nhất thiết phải nghe theo lệnh đá như thế nào. Cho nên chuyện không lạ khi nghe vài câu nói có chút khác nhau của qúi vị Bộ trưởng hay Đại sứ không ảnh hưởng gì đến cốt lõi của vấn đề.
Cặp mắt trần bình dân cũng thấy ông Trump không phải là người có khả năng làm ra căn bệnh của xã hội chỉ trong 100 ngày, mà do chính xã hội lâu nay đã ăn nhằm thức ăn không quen với bộ đồ lòng của quốc gia tự do tư bản và xã hội đã được TTDC chích lộn thuốc. Ông Trump chỉ là người khám phá, phô bày và gấp rút chạy chữa mà thôi. Nhận định rằng ông Trump đã tạo ra tất cả những rối ren, phân hoá xã hội là đã quá khen khả năng tạo thời thế một cách nhanh chóng của ông và đã bỏ sót hoàn toàn cái nhân và quá trình hình thành cái quả. Như vậy chẳng những hời hợt mà còn thiên kiến, bất công, không giúp ích gì cho việc sửa chữa một xã hội đang có nguy cơ suy đồi, thoái hoá.
Vĩnh Tường
(*1) http://www.mrc.org/special-reports/liberal-mediaevery-poll-shows-journalists-are-more-liberal-american-public-%E2%80%94-and
(*2)“I have — I really, you know, — have no comment on him,” Trump said. “People are saying, ‘Is he sane?’ I have no idea. I can tell you this, and a lot of people don’t like when I say it, but he was a young man of 26 or 27 when he took over from his father, when his father died. He’s dealing with obviously very tough people, in particular the generals and others.” Trump said Kim Jong Un, now 33, “was able to assume power” at “a very young age”.” “A lot of people, I’m sure, tried to take that power away, whether it was his uncle or anybody else, and he was able to do it,” Trump said. “So obviously, he’s a pretty smart cookie.”
Trump said, “we cannot let what’s been going on for a long period of years continue,” arguing that North Korea “should’ve been taken care of” by one of the three previous American presidents. Asked about potential military action against North Korea, Trump did not dismiss the possibility.“We’ll see what happens,” he said. "If it would be appropriate for me to meet with him, I would absolutely, I would be honored to do it. If it's under the, again, under the right circumstances. But I would do that."
https://vietbao.com/a267255/donald-j-trump-100-ngay-hoc-va-lam-tong-thong-nhin-bang-cap-mat-nao
Người ta xem 100 ngày qua ông Trump học và làm bằng 3 cặp mắt khác nhau: Cặp mắt kính xhcn, tự do tư bản và mắt trần bình dân, không phe đảng:
Tỉ lệ người ủng hộ đến nay vẫn không có gì thay đổi đáng kể 93% - 96%, tức là khoảng trên dưới 43% - 44%. Điều đó cho thấy nếu bầu cử hôm nay ông Trump vẫn thắng lớn.
Mắt trần, ai cũng biết, ông Trump thắng một phần nhờ cách hành xử của ông như một người rất bình thường - nhìn vấn đề như chính vấn đề, nói như nghĩ - người làm chính trị chuyên nghiệp muốn nói và làm trở lại như người bình thường không phải dễ. Chuyện khó tin nhưng đó là sự thật. Đòi hỏi ông ta phải nói và làm như các người tiền nhiệm quả là điều kỳ lạ. HP không đặt ra nguyên tắc ăn nói, hay hành xử dành cho tổng thống thì sao gọi rằng phi nguyên tắc. Không phải mới đây mà từ khi tuyên bố tranh cử đến khi làm tổng thống ông đã nhắc đi nhắc lại rằng ông không cho kẻ thù biết ông sẽ làm gì (unpredictable), và ông cũng từng nói vừa cứng rắn nhưng cũng vừa mềm dẽo (flexible). Vậy thì những gì mà người ta thấy bất thường ở ông tự nó đã là bình thường chứ còn gì. Ông Trump đã là Trump trước khi người ta biết ông chứ không phải đến nay ông mới trở thành.
I. Học và làm
- 1. Khả năng tạo chú ý
- 2. Ông Trump cấp tốc làm việc
Bổ nhiệm Thẩm phán Tối cao Pháp viện Neil Gorsuch cũng là một trong những điều kiện ông Trump đã đặt trước khi thắng cử. Thượng viện đã thông qua 54 thay vì 60 phiếu như thường lệ không phải do CH mà là do Chủ tịch Thượng viện DC, lão nghị sĩ Harry Reid đã bỏ luật chơi 60 phiếu, chỉ dùng 51 cho tiện tay thao túng lúc lưỡng viện QH do DC nắm đa số, chẳng may bây giờ thuộc về CH. Tuy vậy, CH cũng kêu gọi DC tham gia cho đủ 60 phiếu, nhưng Chủ tịch DC thượng viện, Chuck Schumer một mực đe dọa sẽ chống bằng filibuster nên CH đành xài lại luật chơi của DC 51 phiếu. Không biết, CH có gửi thư cảm ơn ông Reid chưa.
Mắt trần thấy ông Trump khhác với những người tiền nhiệm, ông vạch ra từng mục và theo đó mà làm:
Dẹp bỏ và thay thế Obamacare – không dẹp thì Obamacare cũng tự chết; lần đầu thiếu phiếu thông qua ở QH, thất bại hay chơi game chính trị trì hoãn cũng chưa biết chắc vì ngày bầu cử 2018 còn xa; một bước lui hai ba bước tới không chừng.
Bức tường sớm muộn cũng sẽ xây, dĩ nhiên Mễ sẽ không cầm cái check mấy tỉ đưa cho Mỹ như quí vị nghĩ theo kiểu buôn bán thông thường. Cái lỗ hổng tổ bố mỗi năm Mỹ thâm thủng 60 tỉ do mậu dịch NAPTA còn đó mà lo gì.
NAPTA: Ông Trump mới hù lập lờ nửa bỏ nửa không hiệp ước này, nghe đâu Canada và Mễ đã gọi điện xin tái đàm phán. Ông Trump đã OK. Cái goal (gôn) đã đạt sẵn chỉ chờ ngày đá bong vào mà thôi. TPP đã chết ngủm ngay sau khi ông Trump nhậm chức.
Còn di dân lậu tràn vào biên giới đã giảm 61 %, chính phủ liên bang đang mở từng trang sách luật di dân và ráo riết thi hành thẳng thắn, bất hợp pháp hay không có giấy tờ cũng một người thôi, tội phạm thì sẽ bị trục xuất. Thành công hay không tùy hoàn cảnh có thuận lợi hay không, tùy ở sự hợp tác của hai đảng ở Lập pháp, và tùy cái nhìn của mỗi người, nhưng có điều là không thể bài bác là ông Trump hứa và đang nổ lực thực hiện như lời hứa.
II. Chỉ trích:
Ngay cả Khổng Tử, được tôn là Vạn Thế Sư Biểu còn có khuyết điểm huống chi là một người lãnh đạo quốc gia hay đoàn thể. Có điều quan trọng là người lãnh đưa đất nước đi về đâu. Điều này, nhất là người Việt nam cao niên vong quốc đang ở khắp nơi trên thế giới rõ hơn ai hết. Những khuyết điểm lặt vặt thuộc cá nhân người lãnh đạo không phải là vấn đề tồn vong của một dân tộc, bỡi ở đây ở HK họ không phải là “cha già” và người dân không phải là những môn đồ của một tôn giáo.
Truyền thông và những người được gọi là chuyên gia không hẳn là trình độ kém, nhưng sự đánh giá và những con số đưa ra lại là vấn đề khác bỡi trong đó còn có yếu tố then chốt khác đó là người làm ra mang kính màu gì và đứng ở phía nào. Tất cả những con số hơn một năm rưởi trước ngày bầu cử đã cho bà cho bà Clinton leo cây, ăn bánh vẽ thì không có lý do gì bây giờ nó có thể hoàn toàn được tin tưởng trong lúc hệ thống ấy chưa cải tổ, cập nhật hoá. Những con số không biết nói và người tranh biện tay đôi không có mặt. Hơn nữa, thời buổi đã khác, kiểu thăm dò theo lối cũ đã lỗi thời vì ngày nay mỗi người là một trung tâm thông tin tự do chỉ cần một cái máy nhỏ trong lòng bàn tay. Trong lịch sử loài người, từ lúc chưa hình thành một hoạt động cho đến có tổ chức, truyền thông đã giúp cho xã hội nhưng cũng tàn phá xã hội không ít bỡi cái yếu tố then chốt nói trên – ngày nay lại càng lợi hại hơn, nhất là bất cứ khi nào và ở đâu truyền thông trở thành bộ phận tuyên truyền của một bên. Và hiện nay ở HK, tuyệt đại đa số TTDC đã rõ ràng nằm trong túi của cánh tả (Liberal) Cấp tiến (Progressive) từ lâu(*1). (xem them đồ biểu cuối bài) Khoảng 1964 – 1992, CH thắng ghế tổng thống 5 lần so với DC 3 lần. Nhưng nếu chỉ đếm phiếu của truyền thông thì DC thắng mãi. Có thể suy ra rằng truyền thông tuy có sức mạnh ngu hoá quần chúng bằng cách tắt đèn bên kia vách thì cũng chưa chắc đã hoàn toàn có lợi cho phe ta, bỡi đứng trong tối sẽ thấy rõ hết những sai lầm nơi có ánh sáng. Thế nên độc giả thời nay ngày càng khổ hơn xưa, cần phải cảnh giác; nghe, xem là một việc nhưng muốn biết hư thực thì chỉ có một cách đó là bình tĩnh đứng trên lề thay vì xuống đường theo dòng chảy của xe cộ theo một chiều trái hay phải.
Ông Trump coi thường và tấn công truyền thông? Điều này rõ ràng có thật và cũng không có thật. Obama cũng thường đã công kích đài Fox new nhiều lần, và đã hành xử rất tệ đối với phóng viên Jame Rosen (2013). Anh ta bị ghép tội và ra ngành tư pháp Obama ra lệnh theo dõi toàn bộ gmail của anh ta 20 đường dây điện thoại liên lạc kể cả người gia đình như mẹ của anh ở New York. Khi mọi việc sáng tỏ Bộ trưởng tư pháp chỉ tỏ ra hối tiếc. Nay đến ông Trump chưa lạm dụng quyền hành như thế. Ông đối diện chỉ thẳng mặt truyền thông làm tin giả. Loại truyền thông không trung thực, bất lương (dishonest), cho dù ông Trump có quì gối xin quí ngài tha cho con, thì chắc chắn quí vị này sẽ cười nghiêng ngữa. Còn hai thái độ để chọn lựa, một là lầm lũi chịu thua để cho truyền thông bất lương thao túng,; hai là người lãnh đạo quốc gia đứng thẳng lưng, vạch mặt, chỉ tên loại truyền thông vô trách nhiệm - chứ không dùng quyền lực chơi trò bẩn. Ông Trump đã chọn thái độ đấu thẳng, truyền thông cần có cơ hội kiểm tra lại việc làm của họ hàng trăm năm nay mà sửa đổi. Cuộc đối đầu này hoàn toàn đáng hoanh nghênh, bỡi người lãnh đạo đất nước cần sửa trị xã hội và truyền thông không phải là bộ phận tách rời không có trách nhiệm gì đối với xã hội. Khi truyền thông tự biến mình thành công cụ của phe đảng, quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn nguy hiểm hơn chiến tranh quân sự nhất thời. Người dân đang nhờ truyền thông để có sự hiểu biết trung thực, nhưng khi nó khi trở thành công cụ tuyên truyền của phe đảng, nó lại ngu hoá họ. Khi ấy nếu nó không là kẻ thù của dân chúng thì là gì? Ông Trump chỉ vạch riêng truyền thông tin giả (fake new), bất lương (dishonest) mà thôi.
Trở lại vấn đề, nếu thật sự muốn góp phần xây dựng xã hội an bình, thịnh vượng, trong thời buổi xã hội càng rối ren, người ta càng cần một cái nhìn trung thực khách quan. Điều này thật không dễ kiếm chút nào bỡi “đạo” trong long người ngày nay có khi đã thay bằng đảng
Xung đột, phân hoá xã hội?
Nhìn thẳng thắn vào xã hội Hoa Kỳ bằng mắt trần người ta thấy gì? Xã hội rối ren, xáo trộn mạnh hơn từ khi tổng thống Trump nhậm chức đến nay - đã qua 100 ngày, là điều không ai mà không thấy; hầu như tuần nào cũng có cũng có biều tình, nhìn kỹ các đám biểu tình với mắt trầnsẽ rõ họ là ai. Bên ngoài những nước thù nghịch xưa nay như Iran, Bắc Hàn tiếp tục thử vũ khí vi phạm các nghị quyết, và hăm dọa, kích động dân chúng đốt cờ Mỹ, đòi giết Mỹ như xưa nay. Chiến trường ISIS vẫn đang tiếp diễn ở Trung đông, Syria vẫn còn bãi sình, chứng tích sau lằn ranh đỏ của ông Obama; di dân HG kể cả từ nhiều nơi không có hồ sơ cá nhân, cá nhân không có đến một mảnh giấy tùy thân, tràn ngập khắp Châu Âu. Liên hiệp Âu châu đang ấp ủ những căn bệnh tập thể hoá trong lúc chuẩn bị lên toàn cầu hoá nay còn thêm vấn nạn di dân khiến dân Anh ly khai – Brexit, Người Pháp cũng đang thức tỉnh trước nguy cơ xã nghĩa… Đúng, những bất ổn khắp nơi không kể hết.
Bằng cặp kính nào, người ta nằng nặc cho rằng tất cả những xung đột trong xã hội khắp nơi trong ngoài do “đặc điểm” của ông Trump mà ra. Bằng mắt trần sẽ nhận ra sự thật đơn giản là xã hội có rối ren mới có giải quyết, có giải quyết Cấp tiến mới gây được phong trào. Obama xây dựng nhằm tạo nền tảng tạo điều kiện cho con đường Cấp tiến thiên về xhcn, toàn cầu chủ nghĩa mà cụ xã nghĩa Bernie Sander đại diện, cho nên bà Clinton cũng một mực cho rằng bà lá Cấp tiến. Phong trào xã nghiã Sander chưa đủ mạnh và bà Clinton choàng tay ông trọn. Tình hình ấy đã đẻ ra một ông Trump trong chính trường để bẻ tay lái trở lại.
Nhìn quả thì biết nhân, nhìn nhân thì biết quả; ông Trump mới làm việc qua trên 100 ngày, nói nhân thì thời gian chưa đủ để ra quả, và quả bây giờ đang có không phải ở nhân chừng ấy ngày mà nên được. Câu hỏi để nghiên cứu vấn đề là:
- Sự phân hoá xã hội có thể bắt đầu hình thành trong một vài ngày sau khi tổng thống nhậm chức không? Tuyệt đối là không.
- Chia rẽ chủng tộc, giai cấp, tôn giáo…
8 năm qua hố sâu chia rẽ xã hội có cơ hội và được đào ra sâu rộng hơn. Obama nhậm chức chưa bao lâu, sau câu nói cảnh sát “ngu ngốc” trước khi ông chưa biết sự tình xảy ra không phải vậy. Dù anh cảnh sát được mời lên WH để uống bia giải hoà, dân Mỹ đen mất thiện cảm đối với cảnh sát đã bắt đầu mọc mầm; rồi qua các vụ mấy người Mỹ da đen bị bắn, ông cũng ra cho vài câu trong khi chưa rõ sự thật, và ngay sau đó các cuộc xuống đường chống da trắng, chống cảnh sát nhen nhúm và sau cùng là phong trào “Mạng Dân Da Đen Đáng Kể” hình thành và bùng phát. Còn chia rẽ giai cấp, người ta có thể nhìn thấy nhất định sẽ xảy ra vì đường lối cấp tiến xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ. Obama đã từng lặp đi lặp lại đòi “fair share, fare shot”; thúc đẩy đấu tranh kể cả những thứ Mỹ đã có từ lâu: đòi “nam nữ bình quyền”, việc “làm như nhau - trả lương như nhau” (equal work, equal pay), làm “thời gian bằng nhau, trả lương bằng nhau” (equal time - equal pay), tổ chức nhóm đại diện 99% chống 1%, không ngừng đòi tăng thuế người giàu lo cho dân nghèo, … thật ra đây có khác gì đấu tranh đánh “tư sản” mà Việt nam đã làm. Ở HK, nhờ dân trí cao nên có lẽ nền tự do tư bản còn lâu mới bị đánh sập, nhưng dù sao thì nó cũng làm cho xã hội bầm giập không ít. Tôn giáo cũng bị chia rẽ nhất là khi ông Obama và DC không bao giờ chịu nhận “HG cực đoan”, trong khi người dân vô tội chết vì khủng bố HG cực đoan trước mắt họ. Di dân bất hợp pháp thì đổi tên gọi đồng hoá người “không có giấy tờ” và lập ra thành phố bảo hộ để dung dưỡng…
Chính những sự thật rõ ràng trước mắt không thể che đậy đã gây nên làn sóng phẩn nộ cho người dân Mỹ, những người yêu nước chân chính, lo làm ăn, đóng thuế và có tư tưởng giữ gìn biên cương, duy trì tự do tư bản, văn hoá xã hội và sự an bình thịnh vượng. Thay vì toàn thể nổi dậy thành chiến lũy dân sự thì họ chỉ nhờ một ông Trump đại diện làm thay cho họ.
Đôt đuốc đi tìm xem có lãnh đạo nào không nói dối
Người tiền nhiệm của ông Trump có nói dối không? Dĩ nhiên là có kể cả nói dối đem đến hậu quả tai hại, điển hình như Bengahzi, Obamacare, khủng bố ISIS (JV Team). . . Ông Trump nói có phiếu cử tri bất hợp pháp là đúng, chỉ có sai con số ước tính; Obama ra lệnh nghe lén ông; ngay thời điểm này câu trả lời là không - chưa biết kết quả điều tra sẽ ra sao vì đã lòi ra là bên chính quyền Obama đã theo dõi đội của ông Trump; nội vụ còn đang điều tra xem ai là người có tội tiết lộ danh tánh người Mỹ. Bà Susan Rice Đại sứ UN và sau là Cố vấn an ninh quốc gia cho Obama đang bị Quốc hội gọi ra điều trần, nhưng không hiểu sao lại từ chối. Ông Trump không biết ngay tình hình ở các nước có khủng bố có nguy cơ xâm nhập HK để ra sắc lệnh. Dĩ nhiên ông đã dựa vào tài liệu từ chính phủ Obama - chứ không phải ông đổ thừa cho Obama.
Về kinh tế, bất kỳ người dân Mỹ nào kể cả những người không thích hay ghét cay ghét đắng ông Trump cũng đều thấy ông làm việc rất năng nổ ngay sau ngày nhậm chức. thành quả mà ông Trump mang lại rất rõ rệt, ông đã trực tiếp làm việc với các hảng xưởng lớn nhỏ, việc làm gia tăng, công nhân xe hơi, mỏ than đã sống lại, ông đã vực dậy niềm tin của giới kinh doanh, những chi tiết vụn vặt không đánh ngã được tiềm năng kinh tế tư bản nhiều hứa hẹn hơn kinh tế đã hướng về xã nghĩa mấy năm qua. Tất cả chính sách của Trump đều xoay quanh trục tư bản chủ nghĩa, quốc gia, dân chúng trên hết (USA, American First)
- 3. Có thật ông Trump tấn công mọi người không? Tiền hậu bất nhất không?
Ông Trump trước khi bầu cử và sau khi bầu cử cũng là Trump, người ta quá biết ông - một người kinh doanh, làm việc và muốn chứng minh có kết quả, nghĩ gì nói nấy, lời thô không vì ai mà bất trung với mình, không chính trị phải đạo. Ông đã tuyên bố khi bổ nhiệm quí vị trong nội các rằng đừng lo tới ông, hãy cứ nói những gì mình nghĩ. Lối lãnh đạo này chỉ Trump mới có, lấy kết quả của nhiều ý kiến trung thực, khác nhau, đối chọi nhau để làm quyết định; cái gì cũng dạ vâng coi chừng bị đuổi sớm.
NATO, khi vận động ông Trump nói NATO hoạt động không đạt đến yêu cầu so với tiềm năng của nó; lỗi thời, bất công với HK, đóng góp của các thành viên không cân xứng. Bây giờ nói hết lỗi thời. Có gì sai? Thưa KHÔNG SAI ạ. NATO thành lập từ 4/4/1949 đến 2016 là 67 năm, tình hình thế giới bây giờ đã khác rất nhiều, nếu không nói nó lỗi thời (không hợp thời) và cần cập nhật thì có từ gì đúng hơn? Không có vị tổng thống nào nghĩ đến, hay xem xét lại về hoạt động cũng như kinh phí. Chỉ có Trump mới thấy điều này, và khi đã cập nhật – tổ chức này hoan nghênh đề nghị của ông, chịu tăng cường hoạt động tham gia chống khủng bố, và mỗi thành viên đã đồng ý đóng góp thêm để HK bớt còng lưng gánh thay. Như vậy tuyên bố “hết lỗi thời” sau khi đã cập nhật hoá thì sao gọi rằng sai? Đâu có phải lật lọng nhưng loại truyền thông bất lương vội vàng xuyên tạc. NAPTA cũng vậy, chỉ có Trump mới thấy lỗi thời và đe dọa bỏ để chiếm thế thượng phong, tái thương thảo để được công bằng hơn cho dân Mỹ, trong đó có người Việt, không hiểu sao phe ta lại chỉ trích!
Đối với bạn và thù của Mỹ, dân Việt nam đã có bài học xương máu, “Mỹ không có bạn cũng chẳng có thù mà chỉ có quyền lợi”. Đứng về phía Mỹ, mục tiêu đối ngoại đâu phải lúc nào cũng làm làm thầy sửa trị lãnh đạo thế giới. Những tên độc tài từ Putin, Tập Cận Bình đến Kim Jong Ủn … mấy cụ bà bán cốc ổi vỉa hè Bolsa cũng biết, lẽ nào ông Trump lại không biết! Nói gì, nói trong hoàn cảnh nào, lúc nào, ở đâu và có lợi gì mới là điều quan trọng.
Đúng ông Trump khen Putin là lãnh đạo mạnh của dân nước họ, nhưng đâu có khi nào khen Putin là người có đạo đức. Khen để làm gì? Sao ta không nghĩ đến có thể phe Trump đã dùng một ná hai chim, có thể đội ngũ của ông đã ngửi được Nga hack vào bầu cử nên cố né và cho Putin một hy vọng chờ Trump đắc cử để nối quan hệ đã trở nên tồi tệ dưói thời Obama. Đấu trường sân khấu tự do, sao lại trách ai ma lanh!
Chỉ trích TC đã ăn hiếp HK, đã thao túng tiền tệ… Nhưng rồi gặp họ Tập tại nhà lại vừa phô diễn sức mạnh quân sự và quyết định táo bạo đánh Syria và báo cho Tập biết ngay trong bữa ăn tối - vừa đe vừa dỗ ngọt bằng đứa cháu ngoại hát tiếng Tàu; hôm sau vừa khen ông Tập là người tốt, ông yêu đất nước và dân tộc của ông, tin ông làm việc đúng. . . và vừa tuyên bố bỏ câu “không thao túng tiền tệ”, vừa mang hàng không mẫu hạm dạo Biển Đông để đồi lấy TC phải có thái độ dứt khoát với BHàn. . . Tất cả có phải là một chuỗi hành động ngẫu nhiên không? TC đã được thử mùi rượu Trump, đã có phản ứng tốt ở UN và đối với BH, khác với mấy thập niên của những người tiền nhiệm. Dĩ nhiên là đường còn dài, còn nhiều rắc rối và có thể có những biến cố bất ngờ. Tập đã được đưa lên ghế cao hơn vị trí của mình, liệu hắn có giữ được không? Tương tự như thế, ngoại giao cũng là một mặt trận. Độc giả có cần không một thái độ bình tĩnh xem động tịnh và tự hỏi vì sao, đàng sau những chiến thuật ấy là gì thay vì nhìn những chi tiết vụn vặt mà chê trách, mỉa mai? Chiến sự còn dài.
Kim Jong Ủn, người phiên dịch không cẩn thận có khi sẽ hỏng câu nguyên văn của người nói, và còn có tác dụng đáng tiếc. Các bài báo còn ấm: NBC New ra ngày (30/4/1) tựa: Trump on North Korea’s Kim Jong Un: ‘He’s a Pretty Smart Cookie’; CNN (2/5/17) tựa: Trump: I'd be 'honored' to meet Kim Jong Un under 'right circumstances' The Blaze (1/5/17) tựa: “Trump praises North Korean dictator Kim Jong Un’s intelligence”. Tất cả đều lặp lại lời nói của ông Trump đối với vấn đề Bắc Hàn. Trong đó đặc biệt có chữ “praise” (khen); “Pretty Smart Cookies” (“một kẻ khá tinh ranh”); “would be honored to do it… (có thể nghiêm túc thực hiện …) (câu điều kiện giả thuyết việc có thể xảy ra. Honor: tính chính trực, liêm chính; phần thưởng, sự biệt đãi, Honor (động từ): phong, ban sự biệt đãi hay phần thưởng; cảm hay tỏ thái độc chính trực)
Khi được hỏi ông nghĩ gì về kẻ thống trị Vương quốc khép kín Kim Jong Un, ông Trump trả lời nguyên văn như sau: “Tôi có nghĩ đên - thật vậy, - không bình phẩm gì. người ta nói rằng, Đầu óc hắn có lành mạnh không?. Tôi không có ý kiến. Tôi có thể cho bạn biết, và nhiều người không thích những điều tôi nói, nhưng hắn là người còn trẻ chừng 26, 27 tuổi khi hắn thừa kế di sản của cha hắn khi cha hắn chết. Hắn đương đầu với những người rất ư cứng cỏi, đặc biệt như các tướng tá và những quan chức khác. “Kim jong Un bây giờ 33 tuổi, có thể tóm thâu quyền lực ở cái tuổi rất trẻ”. “Nhiều người, tôi tin chắc, đã tìm cách tuớc lấy quyền lực ấy, hoặc chú bác của hắn hoặc kẻ khác, và hắn có đã có đủ khả năng giữ lấy”. “Như thế, rõ ràng hắn là một kẻ khá tinh ranh” . “chúng ta không thể để tiếp diễn những gì đã kéo dài nhiều năm qua” và ông cũng kết luận rằng vấn đề “lẽ ra phải được giải quyết dứt khoát” do một trong ba vị tổng thống tiền nhiệm. Khi được hỏi có khi nào sử dụng biện pháp quân sự chống lại B. Hàn, và ông Trump đã không loại bò: “Chúng ta sẽ xem sao” Ông cũng trả lời: “Trong điều kiện thích hợp cho tôi gặp hắn, nhất định tôi sẽ, tôi sẽ nghiêm túc thực hiện. Nếu tình huống, tôi lặp lại, trong tình huống thích đáng. Và tôi có thể làm đều đó”
Như vậy, ông Trump nào tỏ thiện cảm với Ủn và ông Trump nào nói “đó là một vinh dự”?! Chữ honor đâu phải lúc nào cũng có nghĩa là “vinh dự”, nó còn nhiều nghĩa khác để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau đấy. (*2)
- Đảo ngược lời hứa? Tất cả những lời hứa của ông Trump khi tranh cử vẫn còn đang thực hiện ráo riết.
Nói đến điều đúng sai chứ không phải nói đến tình, ông Trump hay chính phủ hiện nay đâu có tự đặt ra luật. Trục xuất di dân bất hợp pháp phạm tội là làm theo sách luật có sẵn mà lâu nay các ông trước không làm. Thi hành luật pháp nghiêm minh, tổng thống đâu có sai? Người công dân Mỹ chính gốc, khi phạm tội cũng bị bắt tù đày, cách biệt gia đình, cha mẹ vợ chồng, con cái có khi gần, có khi xa, cũng y như vậy sao không thấy ai nói? Chỉ có người bất hợp pháp mới lo sợ là phải lẽ rồi bỡi đơn giản là từ đầu họ đâu có quyền ở đây. Cảnh sát di trú liên bang không đi bắt thì có chọn lựa nào khác để giải quyết vấn đề?
- Gia đình trị? Chỉ khi nào có tội lạm quyền thì tự nhiên sẽ có nhãn. Dán vội khó gỡ ra.
- 6. Nghi ngờ và dán nhãn
- Dinh thự của ông Trump và WH,
- 8. Bổ nhiệm người chậm trễ có gì đáng trách?
- 9. Chuyện tờ giấy thuế
- 10. Chuyện toa rập với Nga hại DC?
- 11. Biểu tình chống đối?
Không có cặp mắt kính, người ta mới thấy lối chơi của ông Trump là đặt cái goal (gôn) thật chắc trước: “Tái thiết mọi mặt làm cho Quốc gia tự do tư bản vĩ đại trở lại, và đội bóng tự do phô diễn hết tài năng và chiến thuật đá sao cho cuối cùng bóng vào goal. Cầu thủ không nhất thiết phải nghe theo lệnh đá như thế nào. Cho nên chuyện không lạ khi nghe vài câu nói có chút khác nhau của qúi vị Bộ trưởng hay Đại sứ không ảnh hưởng gì đến cốt lõi của vấn đề.
Cặp mắt trần bình dân cũng thấy ông Trump không phải là người có khả năng làm ra căn bệnh của xã hội chỉ trong 100 ngày, mà do chính xã hội lâu nay đã ăn nhằm thức ăn không quen với bộ đồ lòng của quốc gia tự do tư bản và xã hội đã được TTDC chích lộn thuốc. Ông Trump chỉ là người khám phá, phô bày và gấp rút chạy chữa mà thôi. Nhận định rằng ông Trump đã tạo ra tất cả những rối ren, phân hoá xã hội là đã quá khen khả năng tạo thời thế một cách nhanh chóng của ông và đã bỏ sót hoàn toàn cái nhân và quá trình hình thành cái quả. Như vậy chẳng những hời hợt mà còn thiên kiến, bất công, không giúp ích gì cho việc sửa chữa một xã hội đang có nguy cơ suy đồi, thoái hoá.
Vĩnh Tường
(*1) http://www.mrc.org/special-reports/liberal-mediaevery-poll-shows-journalists-are-more-liberal-american-public-%E2%80%94-and
(*2)“I have — I really, you know, — have no comment on him,” Trump said. “People are saying, ‘Is he sane?’ I have no idea. I can tell you this, and a lot of people don’t like when I say it, but he was a young man of 26 or 27 when he took over from his father, when his father died. He’s dealing with obviously very tough people, in particular the generals and others.” Trump said Kim Jong Un, now 33, “was able to assume power” at “a very young age”.” “A lot of people, I’m sure, tried to take that power away, whether it was his uncle or anybody else, and he was able to do it,” Trump said. “So obviously, he’s a pretty smart cookie.”
Trump said, “we cannot let what’s been going on for a long period of years continue,” arguing that North Korea “should’ve been taken care of” by one of the three previous American presidents. Asked about potential military action against North Korea, Trump did not dismiss the possibility.“We’ll see what happens,” he said. "If it would be appropriate for me to meet with him, I would absolutely, I would be honored to do it. If it's under the, again, under the right circumstances. But I would do that."
https://vietbao.com/a267255/donald-j-trump-100-ngay-hoc-va-lam-tong-thong-nhin-bang-cap-mat-nao
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire